Những câu hỏi liên quan
huynhnhutai2007
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 9:08

Tham khảo:

Sáu câu đầu đoạn trích "Kiều ở lầu ngưng bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ "khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy "bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngộp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian "mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Sáng và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối khiến nàng cảm thấy bẽ bàng:

 

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Nhà thơ dùng từ "bẽ bàng" để diễn nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, buồn vì cảnh hoang vắng, buồn vì mối tình đầu dang dở khiến lòng như bị xé: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Như vậy từ cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, sáu câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc tâm trạng cô đơn vô vọng của Thúy Kiều.

Bình luận (1)
minh minh
Xem chi tiết
Minh Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 5 2021 lúc 19:43

Tham khảo nha em:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.

 

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc". Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, cho người mua thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả nàng cho một người đàn ông tốt nhưng thực chất là giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình.

Sáu câu thơ đầu gợi tả thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian và thời gian:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng"

Khung cảnh thiên nhiên được nhìn dưới con mắt của Thúy Kiều. Lầu Ngưng Bích, nơi giam lỏng nàng chính là nơi khóa tuổi xuân của Kiều lại. Hai chữ "khóa xuân" mà Nguyễn Du dành cho Kiều sao mà đớn đau, buồn bã đến thế! Một mình nơi lầu Ngưng Bích bao la, rộng lớn, Kiều chỉ có đám mây cùng với ngọn đèn bầu bạn. Nghệ thuật đối lập: "non xa" - "trăng gần" gợi một không gian rợn ngợp, không một bóng người, chỉ có mình Kiều với nỗi cô đơn, trống trải. Những cồn cát vàng gối đầu lên nhau, những bụi hồng ở xa kia dù biết Kiều đang chơi vơi, trơ trọi nhưng cũng không thể nào đến gần, bầu bạn với nàng được. Trước khung cảnh đượm buồn của buổi chiều tà, Kiều cảm thấy lòng mình như chia đôi, diễn tả nỗi chua xót, đau đớn của Kiều trong một vòng tuần hoàn khép kín của "mây sớm đèn khuya". Ngày nào cũng như vậy, vẫn những cảnh vật đó không hề thay đổi, chỉ có lòng người ngày càng buồn hơn.

Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, Kiều càng thấy nhớ người yêu:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ"

Nhớ người yêu, Kiều nhớ đến khi nàng cùng Kim Trọng uống chén rượu thề dưới ánh trăng, nguyện ở bên nhau đến trọn đời. Ấy vậy mà giờ đây, tất cả chỉ còn là quá khứ. Nàng không thể ở bên người mình yêu, cũng không thể cùng chàng thực hiện lời nguyện ước. Ở bên ngoài kia, Kim Trọng vẫn luôn chờ đợi nàng, chàng đâu hề hay biết lời hứa năm nào đã tan thành mây khói, mà vẫn ngóng trông tin tức về Thúy Kiều. Càng thương Kim Trọng, Kiều càng đau xót cho thân phận của chính mình, bởi lẽ tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng giờ không thể nào gột rửa được:

"Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

Sau khi nhớ người yêu, nàng nhớ tới cha mẹ của mình:

"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Ở đây, người đọc có thể cảm thấy một điều vô lí, rằng tại sao Kiều lại nhớ đến người yêu trước khi nhớ về cha mẹ của nàng? Ta có thể hiểu được khi Kiều phải bán mình chuộc cha, hy sinh chữ "Tình" để làm tròn chữ "Hiếu" thì hẳn là ở đây, Kim Trọng là người đau đớn hơn cả. Do đó, Kiều nhớ tới Kim Trọng trước tiên, là áy náy, cảm thấy có lỗi đối với chàng. Khi nhớ về cha mẹ, Nguyễn Du cho Kiều được thể hiện sự đau xót của nàng "Xót người tựa cửa hôm mai". Kiều đau đớn bởi vì nàng không thể phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi về già. Ở nơi quê nhà, không biết đã có ai thay Kiều quạt cho cha mẹ những khi trời nóng, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau hay chưa? Một loạt thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa" cùng điển cổ "Sân Lai", "gốc tử" cho thấy tài năng tuyệt vời của tác giả.

Sau khi nhớ tới người thân, Kiều nghĩ về thân phận của mình. Tám câu thơ cuối là bức tranh thiên nhiên mang âm hưởng trầm buồn:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Điệp từ "buồn trông" được lặp lại bốn lần ở các câu thơ sáu chữ như trở thành điệp khúc, diễn tả nỗi buồn như đang dâng lên thành từng đợt, tạo thành con sóng lòng của Kiều. Nàng nhìn ra cửa bể, thấy thấp thoáng một bóng người bên cánh buồm của họ. Bóng người cô độc giữa non sông rộng lớn giống như sự đơn côi một mình của Kiều nơi lầu Ngưng Bích này. Chỉ có điều, nếu Kiều phải ở mãi nơi đây một mình, chưa biết ngày mai, thì người ngư dân đó đang bận rộn trở về đoàn tụ với gia đình sau một ngày làm việc vất vả. Hướng tầm mắt lại gần, Kiều trông thấy những cánh hoa đang trôi dạt, như là lênh đênh, là vô định trước cuộc đời. Những cánh hoa kia y hệt như cuộc đời của Kiều vậy. Cảnh vật cũng như buồn hơn dưới con mắt của Kiều, nàng nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng những sự vật đơn độc, lẻ loi...

Hai câu thơ cuối là tâm trạng hoang mang, lo lắng, là khi những đợt sóng lòng của nàng trở nên dữ dội hơn:

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Âm thanh của tiếng sóng dồn đến như cơn bão táp của nội tâm, là cực điểm cảm xúc trong lòng Kiều. Kiều sẽ phải làm gì với cuộc đời phía trước đây? Tám câu thơ cuối quả thực là tám câu thơ rất hay, mở ra một bức tranh thiên nhiên đối sóng với tâm trạng của Kiều, qua đó thấy được tài năng tả cảnh cũng như miêu tả tâm lí của nhà thơ.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" với đoạn mở đầu là bức tranh thiên nhiên, kế đến là lời độc thoại của nhân vật và kết thúc lại bằng một bức tranh thiên nhiên. Điệp khúc vòng cho thấy cái nét độc đáo trong cách làm thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, đồng thời gieo vào lòng ta niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.

Bình luận (1)
minh minh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 22:28

Em tham khảo:

Thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều "của quý". Nhờ có thiên nhiên mà đất nước chúng ta mới phát triển được như ngày hôm nay. Vậy thiên nhiên là gì và thiên nhiên có vai trò quan trọng như thế nào khiến chúng ta có thể khẳng định một cách dõng dạc đến như vậy? Tôi cũng chẳng biết giải thích thiên nhiên là gì chỉ biết đó chính là đất, là nước, là rừng, là tài nguyên quý báu. Hơn thế nữa, thiên nhiên có vai trò hết sức đặc biệt trong cuộc sống của con người. Trước hết, nó cung cấp nước, nuôi sống con người. Thử hỏi xem, nếu không có nguồn nước, làm sao chúng ta có thể sinh sống, làm sao cuộc sống của chúng ta mới đầy đủ và ấm no. Gỉa sử như nếu không có nước, thì hành tinh này sẽ chẳng bao giờ có sự sống. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn cho chúng ta đất để nuôi trồng, để xây dựng nhà cửa,... một cách vô điều kiện. Mỗi năm, các công ti xí nghiệp thi hành biết bao nhiêu công trình để nâng cao tiềm lực của đất nước cũng như thay đổi màu áo mới cho nước nhà. Nếu không có đất, chúng ta sẽ chẳng có nhà cao thậm chí cũng không có thức ăn. Kể làm sao cho hết được vai trò to lớn của thiên nhiên. Ấy thế mà, cạnh bên những người biết gìn giữ sắc đẹp của thiên nhiên, vẫn còn một số bộ phận hằng ngày hằng giờ làm trái pháp luật, hủy hoại thiên nhiên. Như phá rừng, chặt phá cây bừa bãi để khai thác gỗ, làm ruộng, hay sử dụng chất cấm, thuốc nổ để đánh bắt thủy sản. Thật là đáng bị chỉ trích và lên án. Việc làm đó đòi hỏi các nhà chức trách phải mạnh tay hơn nữa, phải tiến hành những biện pháp mang tính răn đe, xử lí kịp thời. Thật vậy, thiên nhiên chính là vàng, là bạc của chúng ta. Mỗi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. 

Bình luận (0)
trung đan
Xem chi tiết
Light Sunset
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
14 tháng 3 2022 lúc 22:44

tách nhỏ ra

Bình luận (1)
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 22:48

rồi xác định để cô lan ra tay ròi

Bình luận (4)
kodo sinichi
15 tháng 3 2022 lúc 5:39

tách ra ;))

Bình luận (0)
DuaHaupro1
Xem chi tiết
Aaron Lycan
12 tháng 5 2021 lúc 18:07

 tk:  

       Đoạn trích trên tác giả Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều,ngay câu thơ mở đầu: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân", Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều. "Khóa xuân" tức khóa kín tuổi xuân, tuổi thanh xuân của Kiều bị khóa kín, bị kìm hãm dường như không thể có lối ra.nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng.  Qua đó làm nổi bật hoàn cảnh tâm trạng bẽ bàng của Kiều. từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều,phải chăng nàng đang cố tìm tia sáng của sự hạnh phúc ở đâu đó xa kia. Tính từ “bẽ bàng” đã đưa nàng trở veeg với hiện thực và gợi sự và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận bấp bênh của mình. Vì thế tâm trạng của Kiều mới: “nửa tình – nửa cảnh như chia tấm lòng”.Tóm lại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã vẽ nên khung cảnh lầu Ngưng Bích rất rộng lớn, mênh mông và tâm trạng cô đơn của Kiều.

Bình luận (1)
Phong Thần
12 tháng 5 2021 lúc 18:09

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Phong cảnh rất hữu tình, thơ mộng. Không gian được mở ra ba chiều, vừa có chiều xa, chiều cao, chiều rộng: “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng cồn nọ”, “bụi hồng dặm kia”. Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản “non xa”/”trăng gần”, đảo ngữ, từ láy “bát ngát” gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người. Đối diện với cảnh ấy, Kiều cảm thấy trống trải cô đơn. Cảnh hoang vắng, rợn ngợp, nhuốm màu tâm trạng. Khung cảnh mênh mông “bát ngát xa trông” nhưng lại thiếu vắng hơi ấm của con người. Chỉ có một mình Kiều cô độc, ngày đêm đối diện với chính mình. Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi. Qua đó, có thể nói đây là tâm trạng của Kiều những ngày đầu ở lầu Ngưng Bích, một tâm trạng sống không bằng chết, cô đơn chán nản cuộc đời và mất lòng tin ở con người.

Bình luận (1)
Laville Venom
12 tháng 5 2021 lúc 18:22

tk ư

Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hoà tấu phức điệu của sóng biển, sóng lòng, sóng đời đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm hoạ như muôn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất để rồi sự bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Để thể hiện tâm trạng phức tạp mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn-nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc đồng

Bình luận (0)
Eddxuri
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
11 tháng 11 2023 lúc 14:59

câu 3 câu 4 là câu nào vậy em, em xem lại đề hí

Bình luận (0)
Trinh Minh Hung
Xem chi tiết
tram tran
23 tháng 10 2022 lúc 16:04

mik ngại làm mấy câu cảm nhận lám bn tự làm câu 5 nha =)))

câu 1.

   - 6 câu trên đc trích trong tác phẩm kiều ở lâu ngưng bích 

   - nội dung chính là nói về tâm trạng nàng kiều trước lầu ngưng bích

câu 2. phương thức biểu đạt chính là tự sự

câu 3. Từ "xuân" trong đoạn trích trên là nghĩa chuyển " nói về tuổi tác "

câu 4. bút pháp tả cảnh ngụ tình

Bình luận (0)